Phân Biệt Mỹ Phẩm Thật-Giả: Quét Barcode Có Thực Sự Chính Xác?

Phân Biệt Mỹ Phẩm Thật-Giả: Quét Barcode Có Thực Sự Chính Xác?

Phân Biệt Mỹ Phẩm Thật-Giả: Quét Barcode Có Thực Sự Chính Xác?

Mỹ phẩm là sản phẩm làm đẹp của tất cả mọi người, là thứ tiếp xúc trực tiếp với da khi sử dụng nên chắc chắn bạn sẽ phải suy xét, lựa chọn rất kĩ mới đi đến quyết định mua, thế với bạn quan trọng điều gì nhất? Chẳng phải là xác định được sản phẩm đó có phải là hàng chính hãng hay không, có an toàn cho da hay không sao?

Và nhờ đâu bạn có thể xác định được đó là hàng chính hãng? Khi không có điều kiện mua tại cửa hàng chính hãng, hoặc khi phải đặt hàng từ một nơi cách bạn nửa vòng Trái Đất?

Điều đầu tiên hẳn bạn sẽ nghĩ đến việc quét mã vạch, đó là thứ phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Nhưng đến cả phương thức tối ưu đó cũng sẽ xảy ra một số vấn đề như:

– Tại sao sau khi quét mã vạch thì lại không hiện ra thông tin?

– Tại sao lúc trước check code sản phẩm không thấy, bây giờ lại thấy?

– Tại sao dùng phần mềm kiểm tra hàng authentic (hàng chính hãng) mà không ra thông tin?

Tuy nhiên, đừng vì những câu hỏi như phía trên mà phủ nhận những tiện ích của phần mềm quét mã vạch, thực ra đằng sau nó còn có những nguyên nhân khách quan khác, hãy cùng BiCi tìm hiểu một chút nhé!

Check code hoạt động ra sao và độ tin cậy thế nào?

Quét barcode là một công cụ để người dùng kiểm tra thông tin, xuất xứ (tùy theo khả năng từng phần mềm hoặc website cung cấp) của một công ty tạo ra. Tuy nhiên, các công cụ này không thể cập nhật 100% thông tin nhanh chóng và kịp thời trong khi sản phẩm mới sản xuất không được bao lâu. Trên thế giới, một ngày có hàng triệu sản phẩm mỹ phẩm được tung ra trên thị trường với các mã code khác nhau. Và tất nhiên là các nhà sản xuất phần mềm không thể cập nhật kịp cho người tiêu dùng.

Ngoài ra, các ứng dụng phần mềm hoặc website chỉ cập nhật thông tin thông tin của các thương hiệu mỹ phẩm đã đăng ký với họ – có nghĩa là chỉ khi nào nhà sản xuất mỹ phẩm đưa thông tin lô hàng sản xuất(mã sản phẩm, nơi sản xuất, ngày sản xuất….) với họ thì họ mới kịp thời update lên phần mềm, website cho người dùng kiểm tra. Các hãng mỹ phẩm nổi tiếng có xuất xứ từ Châu Âu (M.A.C, Channel, Dior, Clinique…) sẽ thường xuyên được cập nhật thông tin sớm và nhanh chóng hơn so với dòng mỹ phẩm có xuất xứ từ Châu Á.

Bên cạnh đó, còn có nhiều lí do như: hàng tặng, hàng test, các dòng sản xuất theo chiến lược ngắn hạn, các sản phầm limited… Chính vì vậy khi bạn mua một sản phẩm ở cửa hàng chính hãng về, mà kiểm tra trên phần mềm không thấy thông tin của sản phẩm thì cũng đừng vội quy chụp đó là hàng giả, hàng nhái.

Một thắc mắc khác là nhiều mỹ phẩm Hàn Quốc khi kiểm tra mã sản phẩm có lúc ra, có lúc lại không ra?

Thực ra, các thương hiệu mỹ phẩm lại có rất nhiều các dòng sản phẩm bao gồm: Skin Care, Makeup, Cleansing, Mask, Massage… Mỗi dòng sản phẩm này lại có hàng trăm sản phẩm khác nhau. Các hãng từ nổi tiếng Innisfree, Whoo, Ohui, The Face Shop, Missha…hoặc các công ty mới thành lập luôn có những sản phẩm được sản xuất liên tục tạo nên thương hiệu của họ, có sản phẩm lại chỉ sản xuất ra ngắn hạn và ngừng sản xuất ngay sau vài tháng (vì một lý do nào đó ), có những dòng sản phẩm lại thay đổi mẫu mã liên tục, vừa ra được tháng này thì vài tháng sau lại ra mẫu khác, có những dòng sản phẩm chỉ sản xuất ra theo độ HOT của thị trường sau đó lại ngừng luôn.

Cùng với ý ở trên, khi nhiều mẫu mã mới ra liên tục và không ổn định hoặc thương hiệu chưa mạnh, các công ty ấy cũng không đăng ký với các nhà sản xuất phần mềm mã vạch và ngược lại thương hiệu của họ cũng chưa đủ mạnh so với các thương hiệu thế giới nên các nhà sản xuất phần mềm họ cũng sẽ không theo đuổi để cập nhật vào phần mềm.

Với các sản phẩm khi ban đầu check code không có nhưng sau đó lại có, lí do còn cực kì đơn giản hơn, đó là:

– Sản phẩm mới được sản xuất, nằm trong lô sản xuất mới

– Các sản phẩm mới được thay đổi bao bì, mẫu mã, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm

– Sản phẩm nằm trong dòng mỹ phẩm HOT, thường xuyên ra sản phẩm mới.

– Nhà sản xuất chưa kịp cập nhật thông tin sản phẩm cho các công ty phần mềm quản lý mã vạch

Chính vì những lí do này khiến nhà quản lí mã vạch sản phẩm chưa thể cập nhật chính xác và liên tục thông tin sản phẩm lên phần mềm để khách hàng kiểm tra được. Thông thường, 1 sản phẩm mỹ phẩm Hàn Quốc mới được sản xuất có thể mất từ vài tuần đến vài tháng mới có thể cập nhật lên phần mềm được. Đặc biệt là đối với các hãng mỹ phẩm lớn và thường xuyên sản xuất ra các sản phẩm mới như Innisfree thì thời gian cập nhật thông tin sản phẩm phải mất đến vài tháng.

Kết luận lại, việc kiểm tra mỹ phẩm bằng phần mềm, đặc biệt là các mỹ phẩm đến từ Châu Âu hay Mỹ được cập nhật nhanh chóng thì không có gì sai cả. Nhưng trong kho ứng dụng phần mềm điện thoại Android hoặc Iphone có rất nhiều phần mềm kiểm tra mã sản phẩm khác nhau với nhiều tên gọi mà người Việt Nam đặt như \"kiểm tra hàng fake\". Các phần mềm này không được cập nhật thông tin thường xuyên hoặc tra không ra dễ làm cho bạn bị bối rối khi mua sản phẩm về dùng.

Vì vậy, bạn nên cẩn thận và lựa chọn phần mềm có uy tín hỗ trợ cho việc kiểm tra mỹ phẩm. Nếu cẩn thận hơn nữa, bạn hãy lưu ý một số điều sau:

  • Lựa chọn địa chỉ mua hàng uy tín, các cửa hàng chính hãng,
  • Để ý đến giá cả (không chênh lệch quá với giá thị trường, giá trên trang website),
  • Chọn sản phẩm nguyên hộp, còn seal (giấy niêm phong) và giấy bóng kính, các chi tiết in ấn trên hộp.

← Bài trước Bài sau →
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận